TV Show
Việt Nam Mến Yêu: Những mật mã lịch sử của cố đô Huế
Khác với nhiều thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Huế là thành phố duy nhất để người ta nhớ đến không phải là sự tấp nập và náo nhiệt. Huế trầm lắng và gợi nhớ một thời vàng son và cũng đầy thăng trầm của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Ở đó, mỗi hiện vật đều là một mật mã lịch sử với câu chuyện của đất nước và Huế.

Việt Nam mến yêu tháng 11 đã dành một không gian cho Huế. Hoa khôi Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi đã có cơ hội gặp gỡ MC Bửu Thi, chàng MC xứ Huế để tìm hiểu về những di sản tại đây.

MC Bửu Thi và Hoa hôi Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi tìm hiểu về Cửu Đỉnh.

 Huế xưa là kinh đô, nay là cố đô luôn được nhắc đến là vùng đất của vua chúa. Từ khi chúa Nguyễn Hoàng mộng thấy vùng đất thiêng xây dựng lên chùa Thiên Mụ. Rồi sau đó, Huế trở thành thủ phủ của Đàng Trong. Đến triều đại của nhà Nguyễn, vua Gia Long lên ngôi, vào chùa Thiên Mụ thắp hương lạy Phật. Ngài đi dọc sông Hương đến khi bó hương tàn thì điểm là nơi chọn làm phủ. Lớp trầm tích lịch sử tiếp nối, mỗi hiện vậy, công trình của Huế đều mang mật mã lịch sử.

* Kinh thành Huế

Hoa khôi Huỳnh Thúy Vi duyên dáng bên áo dài và nón Huế.

Cửu đỉnh là một mật mã như vậy. Cửu Định được vua Minh Mạng ra lệnh đúc, khánh thành năm 1837. Cửu đỉnh được các nghệ nhân nổi tiếng trong cả nước cùng về đây đúc. Trên 9 đỉnh có tổng cộng 153 hình ảnh được khắc. Trong đó có thắng cảnh của Việt Nam như núi Tản Viên, núi Đại Lãnh, sông Hương cho đến những hình ảnh bình dị cây lúa, cá lóc, lợn gà… Nó thể hiện một đất nước rất hùng cường cùng vũ trụ quan nhân sinh quan và đời sống tinh thần phong phú của người dân Đại Việt.

Cửu Đỉnh trong Đại nội Kinh thành Huế.

Nằm trong quần thể kiến trúc cố đô, Lăng Khải Định cũng là một điểm nhấn khó thể bỏ qua với du khách thập phương. Với kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao, lăng ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đặc biệt là kiến trúc Tây phương Roman Gothic.

Sân chầu tượng quan văn, quan võ, voi ngựa chầu nhà vua đều làm bằng chất liệu đá hiếm. Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về.

Lăng vua Khải Định

Một nét đặc biệt khác là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới, biểu tượng cho uy quyền của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Sông Hương

Chùa Thiên Mụ

Huế ngày nay chuyển mình với nhịp sống hiện đại hơn. Nhưng là một sự dung hòa. Ở đó vẻ trầm mặc, uy nghiêm vẫn hiện sinh trong từng góc nhỏ của Huế để mỗi người yêu Huế có thể tìm thấy những điều mà bản thân muốn tìm kiếm về một thuở hoàng kim của nước Đại Việt xưa.

Việt Nam mến yêu sẽ tiếp tục gửi tới khán giả những thông tin đặc biệt cùng hình ảnh đẹp của mọi miền đất nước. Chương trình phát sóng vào lúc 19h50’, tối thứ 7, trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1 với sự đồng hành của Nhãn hàng Mỹ Phẩm 2BE – Thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam cao cấp được sản xuất tại Hàn Quốc.

Như Quỳnh


Bình luận

Tin cùng chuyên mục