Từ lâu, tranh kiếng đã hình thành và phát triển trên đất phương Nam và được xem là loại hình mỹ thuật đặc biệt độc đáo mang đậm nét văn hóa, bản sắc nghệ thuật riêng biệt của Nam Bộ. Và trở thành sản phẩm không thể thiếu trong phần lớn các gia đình nơi đây.
Gọi là tranh kiếng Bà Vệ bởi tương truyền nơi đây có một phụ nữ bán bánh và một số hàng nhật dụng cho những người qua lại đườngsông, Đó là Bà Vệ. Về sau nơi đây phát triển thành chợ, sau đó cái tên cũng gắn liền với địa danh lập ra làng nghề.
Với hơn 30 năm gắn bó với công việc làm tranh Kiếng. Ông Nguyễn Thanh Hoà bằng tình yêu, niềm đam mê với nghề đã không ngừng tìm tòi sáng tạo để đưa tranh kiếng lên tầm cao mới đáp ứng được xu hướng tiêu dùng và thị hiếu nghệ thuật hiện đại.
Để có được những bức tranh kiếng có đường nét, màu sắc đẹp, hài hòa đòi hỏi người thợ cần phải có sự tỉ mỉ, yêu nghề, luôn học hỏi. Vì bức tranh hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Người làm sẽ vẽ mẫu, dùng cọ chỉ tô màu đen để tách đường viền rồi sao chép hình vẽ vào bề ngược của kiếng mẫu, tiếp đến là sơn khối, tán màu và cuối cùng là trang trí.
Với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ngày càng phát triển, tranh kiếng bà vệ ra đời với loại hình kéo lụa, thay cho vẽ thủ công, nhưng vẫn đạt độ tinh xảo nhờ vậy mà nghề tranh kiếng không bị mai một theo thời gian.
Cùng với dòng chảy hiện đại, nghề làm tranh kiếng luôn biến đổi. Không những đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, mĩ thuật của công chúng khắp miền Tây Nam Bộ mà còn trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian không thể thiếu!