Với kỹ thuật sơn mài không ngừng được cải tiến, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sơn mài Bình Dương đã vươn mình và nổi danh khắp đất Nam Kỳ. Tạo dấu ấn trong đời sống người dân Nam Bộ. Trở thành di sản văn hoá mang đậm bản sắc của con người vùng đất Thủ.
Để làm ra một tác phẩm tranh sơn mài, đòi hỏi người nghệ nhân phải có tay nghề. Trải qua thời gian tích luỹ kinh nghiệm đánh sơn, phất vải, làm vóc, tạo hình, mài, phủ.
Hồn cốt của tranh sơn mài Bình Dương nằm ở kỹ thuật xử lý sơn ta. Sơn được mang về từ xứ Nam Vang hoặc Phú Thọ. Xử lý theo bí quyết riêng của từng nghệ nhân. Để rồi sau đó, những tác phẩm sơn mài dù có trải qua hàng chục năm vẫn giữ được độ bóng và màu sắc.
Cùng với trí tưởng tượng, tâm hồn nghệ sĩ và óc sáng tạo. Chỉ với vài mảnh vỏ ốc, vỏ trứng, lá vàng, lá bạc. Bàn tay tài hoa của người nghệ nhân sơn mài Bình Dương đã tỉ mẩn cẩn, khắc, vẽ ra nhiều loại tranh khác nhau.
Kể đến phải có tranh cẩn ốc, tranh cẩn trứng, tranh vẽ cá chỉ phủ, tranh thiếp vàng và tranh sơn khắc, tranh phủ mài. Dù mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn cùng lưu giữ nét đẹp truyền thống, tinh xảo, nhẹ nhàng thanh thoát.
Trong những năm qua, sản phẩm Sơn mài Bình Dương chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Nhiều nghệ nhân đã đưa ra các sản phẩm sơn mài ứng dụng. Kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường bên cạnh các sản phẩm nghệ thuật nhằm bảo tồn nghề truyền thống của cha ông.
Cũng nhờ đó mà sơn mài Bình Dương vẫn đang hoà mình cùng dòng chảy sơn mài chung của cả nước. Trở thành nguồn cảm hứng và là nét đẹp trong văn hoá truyền thống nơi vùng đất Thủ Bình Dương ngày nay.