TV Show
Hát bá trạo đầu xuân
Dải đất miền Trung gắn một phần với biển. Qua bao thế hệ, hơi thở và làn da của người dân nơi đây cũng ngấm vị mặn mòi của biển cả. Sống bám biển, yêu biển, từng lớp sóng đã trở thành một phần trong tín ngưỡng văn hóa của họ.
Từng hơi thở,  làn da của người dân nơi đây cũng ngấm vị mặn mòi của biển cả.

Là bài ca mùa xuân, thể hiện lòng biết ơn công đức của các ông. Ca ngợi sự giàu có, bao dung của biển. Với sự điều khiển của tổng mũi, tổng khoang, tổng lái. Hát bá trạo là khúc hát hào sảng của ngư dân miền biển trên dài đất Việt Nam.

Đội hát bá trảo có từ 12 đến 18 người. Lời bài hát thường do những người giỏi chữ xưa kia soạn thảo bằng Hán Nôm. Mở đầu bằng lời ca ngợi đức cá Ông, nguyện cầu một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, thuyền bè đầy ắp cá, tôm. Các đoạn tiếp nối thể hiện tinh thần lạc quan của ngư dân miền biển dù cuộc mưu sinh trên biển nhiều khó khăn vất vả. Có khi thăng trầm, thiêng liêng, có khi hài hước, dí dỏm.

Đôi hình hát bá trảo thường từ 12 đến 18 người.

Vừa hát hò, đội hát vừa làm động tác như chèo thuyền, tát nước, gọi là diễn xướng.

Hát bá trạo là bức tranh tuyệt đẹp của người lao động. Chất lãng mạn, thăng hoa của những nghệ sĩ “ vạn chài” trước cái đẹp nhưng không kém phần huyền bí, sâu thẳm, mênh mông của biển khơi.

Giọng điệu hát bá trảo thể hiện được cái chất “ăn sóng nói gió” to rõ, chất phác của những người quanh năm ở biển cả.

Trong những ngày đầu xuân, ngư dân tề tựu về lăng cá Ông tổ chức lễ hội cầu ngư trước chuyến biển đầu năm, cầu mong “Ông đem mồi dẫn cá sớm trưa, giúp người chài lưới dư thừa ấm no”


Bình luận

Tin cùng chuyên mục