TV Show
Nét cổ truyền của Tết miền Tây
Cứ vào dịp cuối năm, chợ nổi lại đông đúc nhộn nhịp hẳn lên, tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa chợ của miền sông nước. Cũng giống trên bờ, chợ tết trên sông họp từ rất sớm, những chiếc xuồng, ghe, nối đuôi nhau chở theo các mặt hàng phục vụ cho bà con.

Cứ vào dịp cuối năm, chợ nổi lại đông đúc nhộn nhịp hẳn lên, tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa chợ của miền sông nước. Cũng giống trên bờ, chợ tết trên sông họp từ rất sớm, những chiếc xuồng, ghe, nối đuôi nhau chở theo các mặt hàng phục vụ cho bà con. Hoà chung tiếng mua bán là tiếng cười nói vui vẻ, tạo nên không khí náo nhiệt đầy ấn tượng trên con sông nước.

Không khí náo nhiệt của phiên chợ Tết trên sông.
Du khách thích thú khi được khám phá chợ  nổi trên sông vào những ngày gần Tết.


Vào những ngày trước Tết, các gia đình miền Tây đều cùng nhau dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa. Vì theo quan niệm của người xưa, Thần Tài mang đến may mắn và phúc lộc sẽ gõ cửa những ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất. Và trang trí bàn thờ là công việc quan trọng nhất. Đây là cách để con cháu bày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Việc chuẩn bị những bình hoa với sắc đỏ tượng trưng cho hạnh phúc còn vàng là màu của sự giàu sang.

MC Quang Huy và hoa khôi Thuý Vi trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị đón Tết ở Miền Tây.


Ngoài trang trí nhà cửa, thì mâm ngũ qủa cũng được người miền Tây coi trọng. Trưng mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt với các loại trái cây còn là biểu tượng cho ước vọng no đủ cả năm của người dân nơi đây nữa. Bên cạnh đó việc cúng tiễn đưa ông Táo về trời cũng được bà con Miền Tây chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng.


Bữa cơm cúng tất niên vào chiều 30 Tết đã trở thành truyền thống thiêng liêng của mỗi gia đình Việt. Và đối với những người dân miền Tây cũng vậy. Không chỉ mang ý nghĩa kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau, bữa cơm này còn thể hiện lòng thành kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên của gia đình. Mâm cơm với những món ăn đậm chất miền Tây như Thịt kho hột vịt, gà luộc, bánh tét lá cẩm, cù lao.

 Mâm cơm cúng tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về.


Cù lao hay còn gọi là lẩu thập Cẩm. Hình dáng khá độc đáo với hình trụ tròn, phía dưới có ống rỗng để chứa than, khi than cháy đỏ sẽ làm chín thức ăn xung quanh. Món ăn là sự giao thoa về văn hoá ẩm thực giữa người Việt và người Hoa. Sau khi du nhập vào Việt Nam đã được bà con biến tấu để hợp với khẩu vị và trở thành món ăn quen thuộc gần gũi với người dân miền Tây vào các ngày lễ Tết.

Ngày Tết ăn cù lao cũng có ý nghĩa là bếp lò luôn nóng và đỏ lửa thể hiện sự ấm áp của gia đình.


Cù Lao là món lẩu rất thanh tao, tuy không nhiều gia vị nhưng khá cầu kỳ trong cách chế biến. Nước dùng được nấu từ thịt và tôm khô, mực khô cho có vị ngọt, thêm các loại rau tươi quanh vườn nhà như bắp cải, cà rốt, cùng vơi đó là tim, gan, da heo ăn dòn dòn. Tất cả tổng hoà tạo nên nồi lẩu cù lao đậm đà hương vị. Lẩu được đốt than hồng cho sôi, nước dùng nóng chan ăn kèm với bún thì thật là hết ý.


Bình luận

Tin cùng chuyên mục